YÙ nghóa caùc hình töôïng ngoïc boäi


 
Quả bầu:
Quả bầu là biểu tượng của sức mạnh, trường thọ và phát triển. Khi quả bầu khô, người ta lại dùng hạt bầu để gieo trồng và lại tiếp tục một thế hệ mới. 
Cây bầu giống cây dưa, vươn dài mãi như lời chúc con cháu hưng thịnh, phát đạt phồn vinh. Hình dáng quả bầu là sự kết hợp tuyệt vời của trời- đất và con người, đầu nhỏ bé nhưng bụng bầu lại lớn dần lên, kéo dài sự sống thêm mãi. Nó có tác dụng hóa giải những khí xấu, mang lại may mắn.
Mặt ngọc hình quả bầu là món quà tốt cho người già với ý nghĩa chúc họ sống lâu, dồi dào sức khỏe.
Bầu cũng là biểu tượng cho một gia đình sum họp, con đàn cháu đống. Nếu tặng quả bầu cho những đôi vợ chồng mới cưới ý cầu chúc đẻ nhiều con.

 

Quả ớt xanh 
Ngọc bội khắc hình quả ớt xanh ngụ ý người quân tử chi giao. Màu xanh của quả ớt tượng trưng cho tình bằng hữu trường tồn. Ngoài ra quả ớt xanh còn mang ý nghĩa chiêu tài – Thu hút  của cải.

 

Rồng
Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh , là con vật linh thiêng đại diện cho sức mạnh và quyền uy của vũ trụ. Vì thế từ xa xưa rồng luôn được dùng để chỉ những người mang thiên mệnh cao cả. 
Trong phong thủy rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí của trời đất, mang lại Dương khí, sự quật khởi,ý chí kiên cường. Do đó rồng đại diện cho việc gọi quý nhân, tiêu trừ tiểu nhân tạo sự thuận lợi trong công danh sự nghiệp.


Quả đào, Nấm Linh chi
Đào và nấm linh chi là vật phẩm biểu trưng cho sức khỏe, sự trường thọ. Theo truyền thuyết trong vương Tây Vương Mẫu trồng nhiều đào, 3 ngàn năm mới ra hoa, 3 ngàn năm mới kết trái, 3 ngàn năm nữa mới chín, ăn vào thì trường sinh bất lão. Linh chi ngàn năm có thể chữa được bách bệnh, ăn  linh chi ngàn năm cũng có thể trường thọ.

 

Chim Phụng Hoàng
Tương truyền phượng hoàng là vua của các loài chim. Người ta thường gọi gộp là phụng hoàng nhưng thực tế phượng là con trống, hoàng là con mái và được coi là linh điểu. Khi phụng hoàng xuất hiện là thánh nhân ra đời. 
Phụng hoàng mang phẩm chất cao quý, tinh khiết, lông Phượng hoàng xếp thành chữ Đức ở đầu, chữ Nghĩa ở cổ, chữ Nhân ở lưng, chữ Tín ở bụng, chữ Lễ ở cánh- hội tụ đủ những đức tính cần có của người quân tử, tỏ rõ phẩm chất của thần linh. Do đó Phượng hoàng được xem là biểu trưng cho điềm lành và phú quý trong xã hội
Những miếng ngọc bội hình chim Phượng hoàng thể hiện kỳ vọng cao nhất của sự phú quý, của sự thông tuệ.

 

Quả Phật Thủ
Ngọc bội khắc họa hình tượng quả phật thủ, dân gian gọi đây là “ Bàn tay phật”.
Người xưa quan niệm rằng, Phật có thể ban cho con người hạnh phúc vô hạn, phật thủ cũng sẽ mang lại cho con người hạnh phúc. Do vậy phật thủ mang ý nghĩa chúc phúc, cầu phật đà phù hộ độ trì.

 

Cây trúc, đốt Trúc
Trong phong thủy Trúc được tin là biểu tượng của tuổi thọ,sự thịnh vượng. Cây trúc mang cốt cách của người quân tử kiên cường, bất khuất, Để ca ngợi phẩm chất cao đẹp của cây trúc người xưa có câu:
“ Nhân tính trực hy sinh lai thụ
Tự hứa cao tài lão cấn cương”
Người quân tử sinh ra vốn đã ngay thẳng hiên ngang, càng về già khí tiết càng cao.
Chữ “ Trúc” ( Cây trúc) và chữ “ Chúc” ( chúc phúc) gần âm với nhau do vậy Trúc còn mang ý  nghĩa chúc phúc.

 

Tỳ hưu
Tỳ hưu là con thứ 9 của rồng, miệng rộng không có hậu môn, chỉ ăn vào mà không nhả ra. Theo truyền thuyết tỳ hưu là loài thú có sừng, bờm cong dài, có con lại có cánh, lông đuôi có tua,còn được gọi là Hươu trời hay Thiên Lộc.
Tỳ hưu có tác dụng chiêu tài phát lộc, bảo trợ sức khỏe và may mắn  trong công danh, sự nghiệp. 
Đặt tỳ hưu trong nhà có tác dụng xua đi tà khí, bảo vệ sự bình yên trong gia đình, hóa giải sát khí, mang lại vượng khí.
Những quan chức thời xưa thường đeo trên ngực một con dấu ngọc để thể hiện chức danh của mình nên được gọi là quan ấn. Quan ấn được chạm bằng ngọc có khắc hình tượng tỳ hưu được gọi là Thiên lộc ấn với mong muốn thăng quan phát tài, bình an phú quý.
Kỳ ngưu còn được dùng để trấn trạch trong nhà, xua đi tà khí, bảo vệ sự bình yên cho gia đình. Vì thế người ta thường đặt kỳ ngưu trước cửa nhà như vị thần bảo hộ cho cả gia đình. 
Nếu mong muốn may mắn, trừ tà ma, chống lại tiểu nhân và sự kém may mắn, có thể đặt kỳ ngưu trên bàn làm việc hoặc khu vực quan trọng phong phòng khách nhà bạn.
Đối với người thường xuyên phải đi lại thì có thể đặt kỳ ngưu trước mặt để ngăn ngừa chấn thương, tai nạn và để bảo đảm thành công, an toàn. 
Trong nhà hàng hoặc khách sạn có thể đặt kỳ ngưu tại  sảnh chính hoặc tại bàn thu ngân để hút tài lộc vào

 

Bắp ngô
Bắp ngô là biểu tượng của sự thịnh vượng,  thể hiện sự tăng trưởng liên tục, nhân sự giàu có và may mắn. Vì trên bắp ngô có nhiều hạt như biểu tượng của sự đông con nhiều cháu vì vậy người ta đeo mặt ngọc bắp ngô là cầu mong may mắn có nhiều con, con cái khỏe mạnh, hiếu kính với cha mẹ. 
Bên cạnh đó bắp ngô còn là biểu tượng của vụ  mùa bội thu, nhà nhà no đủ. 
Hình tượng mặt ngọc bắp ngô thay cho lời chúc Phúc lộc đầy  nhà.

 

Ngựa
Ngựa là con vật trung thành, là hình ảnh của sự kiên nhẫn, bền bỉ, may mắn và thuận lợi. Miếng ngọc bội khắc họa hình ảnh con ngựa đang cõng trên lưng đĩnh bạc, một dạng tiền tệ thời cổ có hình giống như chiếc thuyền, bên trong có quả cầu hình tròn có tác dụng chiêu tài tiến bảo nên còn gọi là “ Lộc mã”. Lộc mã biểu trưng cho sự phát đạt trong kinh doanh, sự nhanh nhạy và thăng tiến trong sự nghiệp.

 

Rồng Phụng
Rồng phụng đều là loài vật cát tường, linh thiêng trong quan niệm dân gian, rồng phượng xuất hiện tượng trưng cho thiên hạ thái bình, ngũ cốc bội thu. Rồng tượng trưng cho trai anh hùng, phường tượng trưng cho gái thuyền quyên (trai tài gái sắc).
Ngọc bội “ Long phượng trình tường” là một cặp ngọc bội có chữ Hỷ ở giữa và thường được tặng cho những cặp vợ chồng mới cưới với mục đích chúc vợ chồng yêu thương nhau, gia đình hòa hợp, tôn tử phồn vinh, nghiệp nhà hưng vượng mãi mãi

 

Khỉ dâng đào
Miếng ngọc bội khắc họa hình tượng con khỉ bên quả đào còn có tên gọi “ Linh hầu dâng thọ” với lời chúc thịnh thọ trường tồn, thăng quan phát tài.

 

Cải thảo
Cải thảo trong văn hóa Quảng Đông được dịch nghĩa là 100 loại may mắn thịnh vượng. 
Bụng của cây cải nhưng một túi lớn chứa tiền bạc, có tác dụng chiêu tài tiến bảo. Lá bắp cải cuộn vào nhau, lá non ở trong, lá già ở ngoài như thế hệ này nối tiếp thế hệ kia, sống đoàn kết bao bọc.
Hình tượng cây cải thảo mang ý nghĩa chúc tài lộc dồi dào, đời đời phú quý.

 

Hoa sen
Hoa sen có đài, đài và hoa cùng sinh trưởng cho nên hạt sen còn ngụ ý sớm sinh quý tử, đài sen nhiều hạt cũng tượng trưng cho phúc đức : Đông con nhiều cháu.
Cây sen có lá, có củ tạo thành cụm, gốc vững cành tươi. Chữ “ hà” ( lá sen) gần âm với chữ “ khoa” ( khoa bảng ), nên hình ảnh này dùng để thay lời chúc đời đời vinh hiển, gia đạo hưng thịnh.

 

Con dơi
Loài dơi được gọi là “ Phúc thử” ( Chuột phúc) vì chữ “ phúc” ( loài dơi) đồng âm với chữ “ phúc” ( phúc lộc) do vây loài dơi trở thành loài vật tượng trưng cho vận khí tốt đẹp và hạnh phúc.

 

Bọ cạp
Bọ cạp là một trong năm ngũ bảo thú, có tác dụng trừ ta ma, độc ác, bệnh tật, xua đuổi vận xấu đón quý nhân và cầu bình an.

 

Kỳ lân
Kỳ lân là loài nhân thú, nó bao hàm cả đức nhân và nghĩa nhân, đi đứng, xoay chuyển đều theo quy củ, chọn đất rồi mới giẫm, không giẫm lên bất cứ vật gì đang sống kể cả cỏ xanh. Đây được xem là loài vật tượng trưng cho mỹ đức.
Kỳ lân là một trong bốn tứ linh, hấp thu được linh khí của trời đất nên được coi là con vật cát tường, mang đến điềm tốt lành, sự thành công.
Kỳ lân có ý nghĩa tăng vượng nhân đinh, chiêu tài nạp phúc, tiêu tai, giải ách, diệt trừ ma quỷ, hóa giải sát khí

 

Củ lạc
Lạc là vật phẩm liên quan đến  sức khỏe, tuổi thọ, cát tường và là biểu tượng của sự thịnh vượng. Nó thể hiện sự tăng trưởng liên tục và phép nhân trong sự giàu có.Ngoài ra ngọc còn là biểu tượng cho sự mong muốn đông con nhiều chau và nhiều phúc lộc, truyền từ đời này sang đời khác.

 

Đồng tiền cổ
Tiền cổ bên ngoài hình tròn bên trong hình vuông , hình tròn tượng trưng cho trời là Thiên khí, hình vuông tượng trưng cho đất là Địa khí, qua bàn tay sử dụng của con người nên hấp thu được Nhân khí. Khi tiền cổ có đủ 3 thứ khí Thiên – Địa – Nhân sẽ có tác dụng tăng việc hóa sát rất mạnh. Cát khí của tiền cổ không những làm gia tăng tài lộc mà còn mang lại may mắn về công danh, sự nghiệp, giải trừ tai họa, tiểu nhân

 

Con cò, hoa sen, cá vàng
Chữ “ Lộ” ( con cò) đồng âm với “ Lộ” ( con đường), hình tượng con cò bên hoa sen mang ngúy “ nhất lộ  liên khoa” – một đường thăng tiến đỗ đạt
Cá vàng còn được gọi là kim ngư, ngụ ý thu được tài phú. Cá bên hoa sen biểu thị cuộc sống sung túc,dư dả. Chữ “ liên” ( hoa sen) và “ niên” ( năm ) gần âm, “ ngư” (cá) và dư ( dư thừa) cùng âm cho nên hình tượng cá bên hoa sen còn gọi là Niên niên hữu dư
Lẵng quả (Hình tượng ngũ quả: Bắp ngô, lạc, Quả lựu, Quả đào, quả Phật Thủ)
Hình tượng lẵng quả tượng trưng cho Ngũ cốc Phong Đăng, lục súc hưng vượng, một năm sung túc thái bình, thịnh thế. Bên cạnh đó còn ngụ ý chúc Đa phúc- Đa Lộc- Đa thọ- Đa nam tử. Mong muốn gia đình hạnh phúc, tài lộc dồi dào, tôn tử đời đời phồn vinh

 

Đậu tương
Đậu tương tư sinh trưởng trên sườn núi cao, hấp thu linh khí của trời đất, là sản vật do trời đất  ngưng kết mà thành.
Theo truyền thuyết, Đậu tương tư trở thành tín vật của tình yêu bắt nguồn từ câu chuyện tình chung thủy: “Ngày xưa, có đôi vợ chồng vừa lấy nhau thì người chồng phải tòng quân đi chinh chiến chốn sa trường. Người vợ ngày ngày đứng tựa cửa mỏi mắt mong đợi chồng về. Cô càng mòn mỏi đợi chờ thì bóng dáng người chồng càng chẳng thấy đâu. Cứ như vậy, người thiếu phụ chờ đợi và hy vọng trong những giọt nước mắt. Cho đến khi những giọt lệ của cô trở thành những giọt máu nhỏ xuống đất. Từ mảnh đất ấy, cây đậu được sinh ra”.
Nên có bài thơ về cây đậu tương tư như sau: 
“Nước nam sinh đậu đỏ
Xuân về nở cành xinh
Chàng ơi hái nhiều nhé
Nhớ nhau tha thiết tình”
Đậu tương tư  ban đầu là để tượng trưng cho sự thương nhớ, tương tư dần dần nó trở thành tín vật của tình yêu. Vào mỗi độ xuân về đôi lứa yêu nhau lại dành tặng nhau những hạt của quả đậu tương tư  để tượng trưng cho tình yêu của mình. Cũng có khi thương nhớ, người ta lại nghĩ đến đậu tương tư , lại muốn cùng nhau đi nhặt hạt đậu để nếm thử cảm giác tương tư.
Bên cạnh việc biểu đạt tình yêu thương luyến ái, cây đậu tương tư còn đại biểu cho phú quý, hiển đạt..

 

Con rắn và cây tre cây trúc
Trong phong thủy, cây trúc ( tre) được tin là biểu tượng của tuổi thọ, sự thịnh vượng bởi luôn xanh tươi quanh năm trong bất cứ thời tiết nào và luôn phát triển dù điều kiện rất khó khăn. 
Cây trúc (tre) có nhiều gai, nhiều lá ở thân biểu tượng cho tuổi già thanh thản cùng gia đình hạnh phúc, con cháu giỏi giang,thành đạt. Và đặc trưng cho cuộc sống mạnh khỏe không bệnh tật. 
“ Nhân tính trực hy sinh lai thụ
   Tự hứa cao tài lão cấn cương”
Con rắn là biểu tượng của sự thông minh, sự kiên trì. Rắn cũng là biểu tượng của sự hồi sinh vì rắn không chết mà chỉ lột xác, có thể chuyển hóa từ xấu đến đẹp. Trong kinh doanh đặt tượng rắn cũng là cầu quý nhân phù trợ.
Ngọc bội này ngụ ý cầu chúc cuộc sống tịnh thọ trường tồn, quý nhân phù trợ, tiêu trừ tiểu nhân, công danh thành đạt.

 

Nấm linh chi
Nấm linh chi, linh chi trùng với chữ linh trong câu “ phúc chí tâm linh” ngụ ý tâm đầu ý hợp nên thường được dùng tặng cho những cặp vợ chồng mới cưới. Linh chí cũng tượng trưng cho tuổi thọ vì theo truyền thuyết linh chi là tiên dược, có thể cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh.

 

Lá Bồ đề
Cây bồ đề được xem là biểu tượng thiêng liêng của Phật giáo, liên quan mật thiết đến quá trình chứng đắc của Thái tử Tất Đạt Đa. Ngài ngồi thiền định dưới cội Bồ đề và trở thành một vị Phật. Về sau người ta lấy cây này biểu trưng cho cây của sự giác ngộ, nên Bồ đề còn nghĩa là Giác ngộ.
Cây Bồ đề là loài cây thiêng liêng cao quý nhất, có thể cảm nhận niềm hỉ lạc vô biên khi ngồi dưới bóng Bồ đề. Lá bồ đề có thể coi là Tâm Bồ đề, là bóng râm che mát, là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khao khát tìm về cội nguồn an lạc. Đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm non Bồ đề trong tâm thức con người.
Đeo ngọc bội Là bồ đề  với mong muốn nhờ Hồng ân Đức Phật ban phát cho chúng ta cuộc sống bình yên,hạnh phúc, tâm sáng, tránh xa những điều thị phi, tiêu trừ kiếp nạn, chế hóa sát khí.

 

Phật Di Lặc
Phật di lặc ngồi ung dung tự tại, vượt khỏi thiện pháp và ác pháp. Ánh mắt và nụ cười của ngài là bài học quý báu về đức hỷ xả trong đạo phật. Phật di lặc được gọi là vị phật tương lai, với cái bụng thật lớn, miệng cười thật tươi, nụ cười hoan hỷ bất diệt:
“ Bụng trống năng dung, dung những điều khó dung trong thiên hạ
Miệng lớn hay cười, cười những việc khó cười trong thế gian”.
Đeo ngọc bội di lặc để cầu mong cuộc sống an vui, hạnh phúc, khỏe mạnh.

 

Phật Quan Thế Âm Bồ Tát
Theo tiếng Phạn Quan Thế Âm là “ Avalokitesvara”, danh hiệu Quan Thế Âm là quan sát tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để độ cho họ thoát khổ. Bồ Tát Quan Thế Âm là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận trong đời vị lai, nếu chúng sinh còn đau khổ. Vì chỉ có từ bi mới giải trừ đau khổ cũng như chỉ có trí tuệ mới diệt được ngu si. Do đó Bồ Tát Quan Thế Âm thiết lập tâm đại từ, đại bi mà thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài. 
Đeo tượng ngọc Quan Thế Âm với mong muốn tiêu trừ kiếp nạn, cầu bình an, tâm sáng- tránh xa điều thị phi, chế hóa sát khí.

 

Con vịt và Lá sen
Hình tượng vịt dưới lá sen còn  có tên gọi là “ Bảo áp xuyên liên” . Trong chữ “ áp” có chữ “ giáp”, cùng âm với chữ “ giáp” trong từ khoa bảng. Chữ “ liên” trong từ “ liên hoa” ( hoa sen)  cùng với chữ “ liên” ( liên tục) cùng âm, do vậy ngọc bội này biểu thị ý nghĩa khoa cử thông đạt, luôn giành được vị trí đứng đầu. “ Áp” còn chủ ngoại tài lộc ( tài lộc bên ngoài), do vậy ngọc bội còn có tác dụng thu hút tài khí.

 

Bí đỏ và chuột
Trong phong thủy, bí đỏ là loại cây tượng trưng cho sự thịnh vượng và tài lộc dồi dào. Người ta tin rằng bí đỏ hấp thu được linh khí của đất trời nên tích tụ được nhiều năng lượng có khả năng hóa giải những điều không may mắn, mang đến sự cát tường. 
Bụng bí đỏ rất lớn, chứa nhiều hạt,những hạt này có khả năng sinh sôi nảy nở nên bí đỏ còn là loại cây tượng trưng cho sự sinh sản, thể hiện mong  muốn đông con nhiều cháu, con hiền cháu thảo.  
Trên 2 quả bí ngô ta thấy hình con chuột. Chuột là con thú kiếm ăn ở những nơi nhiều lúa gạo và thực phẩm. Do đó, dân gian quan niệm nơi nào chuột tìm đến thì nơi đó của ăn dồi dào, gạo muôn thóc vạn. Từ quan niệm đó, người ta cho rằng hình ảnh con chuột là biểu tượng của sự dư đầy và sung túc. Nhiều người tin rằng, đặt tranh hoặc tượng con chuột vào đúng huyệt tài thì nó sẽ mang đến cho gia đình rất nhiều tiền của.

 

Lư hương
Lư là một vật dụng rất phổ biến ở các nước Á Đông như Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản,... Lư thường dùng ở nhà, nơi thờ cúng hoặc chùa chiền để đốt trầm - một loại dược thảo quý hiếm toả ra mùi thơm thanh khiết cho gian phòng. 
Sử dụng Lư chủ yếu để tạo ra mùi hương trầm thơm, bởi theo quan niệm từ xưa thì hương thơm thể hiện lòng thành, sự thanh khiết cao quý. Chính vì thế, lư hương với những khói trầm toả ra có tác dụng thanh lọc khí vô cùng hiệu quả. Lư hương kết hợp với các hình tượng và con vật cát tường  không những hoá giải được hung khí mà còn tăng thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự tăng tiến về trí tuệ tài lộc trong gia đình. 
Hình tượng Lư hương ngụ ý cầu chúc diên niên ích thọ, công danh sự nghiệp thăng tiến, con cháu đời đời hưng thịnh.

 

Đồng tiền cổ 
Đồng tiền cổ hấp thu được  3 thứ khí Thiên- Địa – Nhân nên có cát khí rất lớn, không những gia tăng tài lộc mà còn mang lại may mắn về công danh sự nghiệp.
Hoa mai và Chim hỷ thước: Tề mai chúc thọ
Hoa mai vốn có đủ tứ đức: Nhân- Lễ- Nghĩa- Tín, ngoài ra năm cánh hoa còn tượng trưng cho ngũ phúc.
Hoa mai có khả năng chịu lạnh tốt, khi gió xuân đến, cây mai khai hoa báo tin cho nhân gian biết mùa xuân đã về. Hoa mai tượng trưng cho sự bất khuất, ý chí kiên cường và là phẩm cách, khí chất cao đẹp của con người. 
Chim Hỷ thước được xem là “ Thần nữ”, loài chim có khả năng báo điềm lành. Khi chim hỷ thước hót tất báo chuyện vui. Chim hỷ thước dưới cội mai vàng ( biểu tượng của phúc)  được làm theo 4 thế:  bay “ phi”- thăng tiến, hót “ minh”-danh giá, sáng lạn, ngủ “ túc”- đầy đủ, sung túc, ăn “ thực”- bổng lộc, giàu sang. Sự kết hợp này đồng nghĩa với lời chúc: Phúc-Lộc-Thọ-Khang Ninh. Nên có tên gọi “ Tề mai chúc thọ”

 

Nhân sâm

Quả nhân sâm ba nghìn năm mới nở hoa,ba nghìn năm mới kết quả,ba nghìn năm mới chín,mười ngàn năm mới hái được quả nhân sâm thì thành tiên thành phật,không còn chịu cảnh luân hồi sinh tử. Nhân sâm tiên tử ngụ ý vạn thọ vô cương,trường sinh bất tử. Trên củ nhân sâm còn có cỏ linh chi sống cùng, . Linh chí cũng tượng trưng cho tuổi thọ vì theo truyền thuyết linh chi là tiên dược, có thể cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh.

 

Thiềm thừ

Cóc ba chân còn được gọi là “ Thiềm thừ” .Trên đầu thiềm thừ có hình “ Lưỡng nghi” là hai hình tròn, bên trong hình tròn có hình tượng giống như hình bát quái. Trên lưng thiềm thừ có những nốt sần, người ta gọi đó là chòm sao Đại Hùng, trên lưng mang theo hai xâu tiền cổ hoặc chân dẫm lên những đồng tiền cổ mà lại chỉ có ba chân, trên mồm lại ngậm một đồng tiền nên được cho là linh vật mang đến điềm lành và tài lộc. Vì thế người ta thường đặt thiềm thừ quay đầu vào nhà để tránh việc nhả tiền ra cửa. 
Nên đặt thiềm thừ trong phòng khách, trên bàn làm việc, không đặt chính diện cửa mà đặt hơi chếch cửa để hút vận khí tốt, chiêu tài và tránh tà khí.

 

Nghê

Nghê là con vật huyền thoại có từ rất lâu đời giống như sư tử. Sư tử là loài thú đại diện cho sức mạnh bởi khi sư tử cất tiếng gầm thì mọi loài thú khác đều sợ hãi. Nghê là loài vật chuyên bảo vệ và canh giữ cửa ngôi nhà,miệng há to thu hút và trấn áp mọi loại hung khí vào nhà.Vì vậy, trong mỗi đình chùa ta thường thấy có tượng hai con nghê đá canh cửa.Trong Phong Thuỷ, tượng nghê thường dùng trấn giữ cửa nhà, hoá giải hung khí chiếu tới khi đối diện với của nhà khác, bị ngã ba,ngã tư,đường vòng,hoặc góc nhọn chiếu vào cửa nhà.
Nghê cũng dùng để hoá giải hung khí các sao xấu chiếu mỗi năm như Ngũ Hoàng,Nhị Hắc,Tam Bích,Ngũ Quỷ,Hoạ Hại.Đôi nghê thường dùng một cặp âm dương,mang lại sự bình an và thịnh vượng

 

Cá chép vượt long môn

Cá chép vượt long môn thay cho lời chúc cuộc sống phú quý dư dả, công danh sự nghiệp thăng tiến, tài vận hanh thông.
Tương truyền vào một năm trời hạn hán, số rồng quá ít không đủ để làm mưa nên Ngọc hoàng đã tổ chức cuộc thi tuyển rồng. Các loài thủy tộc đều tham gia nhưng lần lượt bị loại còn lại tôm, cá rô và cá chép. Cá rô  nhảy qua đợt sóng thứ nhất bị ngã, tôm nhảy qua được hai đợt sóng đuối sức ngã xuống nên lưng còng như ngày nay. Đến lượt cá chép vào thi thì mây vần vũ,cá chép nhảy luôn một hồi qua 3 đợt sóng, lọt vào cửa vũ môn. Khi đó cá chép hóa thân, vây, vảy, râu, đuôi, sừng mọc ra vóc dáng oai linh giống hệt rồng. Sau đó cá chép làm bão táp, mưa sa cứu độ muôn loài thoát khỏi tai kiếp, sự sống hồi sinh. Vì vậy cá chép được coi là biểu tượng của sự may mắn. 
Trong phong thủy, cá chép là vật số 1 trong việc kích hoạt thủy khí tại nơi nó trấn giữ,mang đến vận may, hóa giải sát khí vì “ thủy quản tài lộc”. 
Cá chép còn được gọi là “ lý ngư” , chữ “ lý” ( lý ngư) gần âm với chữ “ lợi” ( lợi lộc) nên cá chép còn mang ý nghĩa thu được tài phú.

Home Menu