Kieán thöùc

Ngọc bích thiên nhiên là tên gọi chung cho hai loại Ngọc bích Jadeite và Ngọc Nephrite. Tuy nhiên, giá trị của Ngọc Nephrite thấp hơn so với Ngọc bích Jadeite và Ngọc Nephrite thường được dùng để tạo tác những bức tượng lớn. Ngọc Nephrite mềm hơn ( Ngọc bích Jadeite có độ cứng Moh 6.5-7, trong khi độ cứng Moh của Ngọc Nephrite là 6-6.5) và có độ ánh mang tính dầu, còn đối với Ngọc bích Jadeite có độ ánh kính. Miến điện là quốc gia có mỏ Ngọc bích Jadeite lớn nhất (hơn 90% sản lượng) còn lại là những nước như Nga, Nhật Bản và Guatemala. Hầu hết trang sức Ngọc bích Jadeite chất lượng cao có mặt trên thị trường là Ngọc bích Jadeite của Miến Điện. Trong khi Ngọc Nephrite được tìm thấy ở rất nhiều quốc gia khác như Trung Quốc, Mỹ, Canada, Đài Loan, Úc, New Zealand…

 

Từ xưa Ngọc Nephrite đã được coi là Ngọc quốc bảo của Trung Quốc và một số nước Châu Á lân cận. Trung Quốc là nguồn cung cấp Ngọc Nephrite chính và cũng là nơi có những người thợ tạc ngọc tinh xảo nhất thế giới.

 

Một đặc điểm của Ngọc bích Jadeite được gọi là “Phỉ Thúy”, nghĩa là trong một miếng ngọc có cả màu xanh lá cây và màu đỏ. “Phỉ” nghĩa là phần ngọc màu đỏ có được ở lớp thứ hai của khối ngọc bích Jadeite. “Thúy” là phần màu xanh lá cây, phần lõi, phần quan trọng nhất của một khối ngọc bích Jadeite. Những viên ngọc bích Jadeite chất lượng cao có được hai yếu tố màu này rất hấp dẫn và được miêu tả là Ngọc Phỉ Thúy. Loại Ngọc này là loại ngọc bích có chất lượng và dĩ nhiên có giá đắt nhất của mọi thời đại. Ngày nay cái tên “Phỉ Thúy” được dùng cho những miếng ngọc màu xanh lá cây thẫm và có độ trong suốt như kính và sự phát sáng của nó có thể soi gương được.

 

Ngọc mới và Ngọc cũ (Ngọc bích Jadeite)

“Ngọc cũ” Jadeite: Sau khi được khai thác, loại ngọc này vẫn giữ được lớp da (lớp vỏ ngoài) hoàn hảo, ngọc loại này tồn tại từng khối độc lập ở các loại kích cỡ. Ngọc bích Jadeite Miến Điện thường được đặt tên theo từng vùng khai thác như: Hpakon, Mamoa… ở vùng phía bắc. Ngọc bích Jadeite ở mỗi mỏ có đặc điểm khác nhau.

 

“Ngọc mới” Jadeite: Những khối ngọc “mới” thường rất lớn và không có lớp vỏ thứ hai, Ngọc bích loại này thường được khai thác thủ công và bằng thuốc nổ. Mỏ “Ngọc mới nổi tiếng tập trung phần lớn ở vùng Kachin, phía Bắc Miến Điện. Và cũng như “Ngọc cũ”, “Ngọc mới” cũng có những đặc điểm riêng khác nhau tùy theo từng vùng khai thác.
Thường có những sai lầm khi mọi người phân biệt “Ngọc cũ” có chất lượng tốt hơn “Ngọc mới”, trên thực tế, chất lượng khác nhau tùy thuộc vào sự phân bổ màu sắc qua quá trình hình thành và phát triển của phiến đá.

Phân biệt Ngọc cũ Jadeite:

Có 4 yếu tố:

Phần da (lớp vỏ ngoài)

1.Phần da (lớp vỏ ngoài)

2. Lớp thứ 2

3. Phần thịt

4. Màu sắc

 

  1. Lớp vỏ: Trong số rất nhiều loại vỏ của Ngọc  từ những Mỏ Cũ, có 3 đặc điểm để nhận biết đó là: mịn, cát và đất sét.
    1. Mịn: Khối Ngọc được phát hiện dưới sông, suối, khe núi…nơi có sự tác động của dòng nước trên vỏ bề mặt của khối đá, vỏ của những khối ngọc này thường rất mịn.
    2. Cát: Khối đá được phát hiện trên thân núi bị cát bao phủ và có bề mặt hơi ráp mịn như bề mặt cát
    3. Đất sét: Khối ngọc được tìm thấy trên những núi đất đá bao phủ.
    4. Một số lớp vỏ khác bao gồm đất sỏi, trắng, xám, vàng, đen, nâu và đỏ…
  1. Lớp da thứ 2 sau lớp vỏ: Lớp này là lớp nằm ở giữa lớp vỏ và thịt. Nó có thể là mầu đỏ, vàng, trắng…lớp này có màu càng đặc biệt thì càng đẹp và đắt giá. Lớp này thường được thấy màu vàng đỏ là phổ biến.
  2. Lớp thịt: Lớp này là lớp màu nhạt hoặc không có màu của một khối ngọc. Phổ biến nhất của lớp thịt này thường có màu xanh đậu, xanh vỏ dưa, xám, trắng và chất kính.
  1. Màu sắc: Ngọc Jadeite có nhiều màu sắc khác nhau, như đỏ, vàng, nhiều tông mầu xanh lá, xanh dương, tím, trắng, đen…Màu xanh lá là màu thông dụng nhất và cũng là màu đắt giá nhất. Ngọc màu đen (Hắc Ngọc) cũng rất hiếm và thường là màu xanh chuối đậm, màu này chỉ có thể nhận ra được dưới ánh sáng mạnh. Màu sắc khác nhau của Ngọc bích là do tính chất hóa học trong từng phiến đá, như màu xanh lá là do sự có mặt của Chrom (Cr), màu tím từ Ma giê (Mn), màu đỏ từ phân tử sắt (Fe)…

 

Những đặc điểm khác của Ngọc bích Jadeite

Độ bóng của Ngọc bích Jadeite là độc nhất so với các loại đá khác. Kết cấu của các hạt càng chặt, thì độ bóng càng cao. Như một định luật, các hạt kết cấu càng xa nhau thì càng làm giảm độ bóng và độ trong của Ngọc bích Jadeite. Chất lượng đắt nhất của Ngọc bích Jadeite là loại trong suốt như kính như có thể soi gương được và có độ mê hoặc kỳ lạ.

Có rất nhiều loại Ngọc Jadeite khác nhau và những người buôn ngọc cũng như những người chế tác đều có những đặc điểm cũng như giai thoại  riêng để mô tả chúng. Ví dụ như: chất kính, xanh đậu, xanh vân hoa, xanh trắng, xanh dầu hoặc xanh khô.

  1. Chất kính: Loại ngọc này cực kỳ trong và sạch. Cộng thêm màu xanh bí, nó có thể đạt đến loại ngọc phỉ thúy. Bản thân chất kính này của ngọc cũng có những cấp độ trong khác nhau như: trong như băng, trong như sương…
  2. Xanh đậu: Đây là đặc điểm thông thường nhất của Ngọc bích, Ngọc bích xanh đậu thường hay có kết cấu tinh thể thô hơn. Có một câu nói nổi tiếng trong giới “ trong 10 miếng ngọc, thì 9 miếng màu đậu”. Phân loại xanh đậu còn được chia sâu hơn nữa nhữ: xanh đậu ngọt, xanh đậu trắng, xanh đậu lam, xanh đậu thô, xanh đậu mề đay, và xanh đậu xám.
  3. Xanh vân hoa: cấu tạo của loại ngọc này được hình thành từ những đường sợi không đều và không bằng nhau như màng, và được phận hạng xuống tới mầu xanh chàm vân hoa, xanh chuối vân hoa, xanh nai sao (những đốm mầu xuất hiện như những đốm xuất hiện trên mình của nai sao)
  4. Xanh với nền trắng: Đây là sự kết hợp của màu xanh ngọc phân bổ giữa chất trắng của ngọc.
  5. Xanh dầu: thuật ngữ này dùng để mô tả chất dầu trong loại ngọc màu lam
  6. Xanh khô: Loại Ngọc này có màu sắc tốt nhưng không trong.

 

Định giá Ngọc bích Jadeite

Vì bản chất của ngọc là màu sắc, độ trong hiếm khi đều trên một miếng ngọc  nên để đánh giá chất lượng ngọc ta phải nhìn vào từng bộ phận nổi bật của ngọc sau đó nhìn vào mối liên hệ tổng thể miếng ngọc. Một số yếu tố dưới đây sẽ rất có ích để ta có thể thẩm định giá trị của Ngọc bích Jadeite thiên nhiên:

  1. Mầu sắc: mầu đậm và đều.

-  Cường độ màu là khác nhau nên màu sắc đậm và đều được đánh giá cao nhất.
 
-  Màu hấp dẫn nhất của ngọc là xanh lá cây (màu imperior), sau đó đến màu xanh  nhạt, màu xanh ánh vàng, màu xám.
 
-  Màu càng xanh càng tốt nhưng màu quá tối thì chỉ ở mức trung bình. 
 
-  Màu càng rực rỡ, sống động càng đẹp. Sự xuất hiện của màu đen, màu xám chỉ làm cho màu xanh của miếng ngọc bị tối đi nhưng không làm thay đổi màu ngọc.
 
-  Màu ngọc càng đều càng có giá trị.

  1. Độ trong: Lượng ánh sáng chiếu qua viên ngọc.Ngọc cũng như các khoáng chất khác, thường chứa tạp chất ở bên trong tạo thành vân hay từng điểm. Nhìn chung những tạp chất màu trắng ít làm ảnh hưởng đến vẻ đẹp của ngọc như các tạp chất màu đen. Tuy nhiên càng ít tạp chất càng tốt vì tạp chất làm ảnh hưởng đến giá trị của ngọc.
  1. Kích cỡ: độ dày và trọng lượng.
  1. Cách chế tác: độ cân đối và mỹ thuật trong cách chế tác.
  1. Khuyết tật hoặc vết rạn:

Một vết nứt nhỏ cũng làm giảm giá trị của  ngọc. Nếu vết nứt xuyên từ bên này qua bên kia miếng ngọc thì đó là lỗi nghiêm trọng. Vì vậy thường xuyên nên dùng đèn để kiểm tra các vết nứt của ngọc.

Ngọc bích Jadeite không thể được thẩm định như kim cương hoặc như những loại đá quý khác vì Ngọc có hàng ngàn sắc mầu và mỗi một viên ngọc đều có đặc điểm riêng.

Vì đặc điểm có một không hai của từng viên ngọc nên việc lên một khung giá tổng thể cho Ngọc bích là điều không thể. Những người kinh doanh Ngọc bích có một cách tính khá giống nhau để định giá cho những sản phẩm đã được chế tác, nhưng đối với những khối Ngọc bích thô thì việc định giá rất khác nhau tùy thuộc vào sở thích cá nhân của từng người và theo tiêu chí của từng thị trường. Một khối Ngọc thô có thể sản xuất được nhiều sản phẩm khác nhau và màu sắc khác nhau. Cực kỳ hiếm và gần như không có khi kiếm được hai miếng Ngọc bích giống nhau mặc dù được chế tác từ cùng một khối đá thô.

 

Định nghĩa Ngọc bích Jadeite loại A, Ngọc loại B và C.

Ngọc bích Jadeite loại A được phân biệt dựa trên sự xử lý chất ngọc trong quá trình chế tác. Chỉ có loại Ngọc bích thiên nhiên 100% được gọi là Ngọc bích Jadeite loại A, trong khi những loại Ngọc khác qua xử lý được gọi là Ngọc B, Ngọc C, hay Ngọc D (B+C).

  1. Ngọc bích Jadeite A: là loại ngọc bích thiên nhiên 100%, không có bất kỳ sử lý nào của chất hóa học trừ quá trình đánh bóng. Các bước đánh bóng này là dùng dung dịch kiềm và chất chua của hoa quả để làm sạch bề mặt sau quá trình đánh bóng bằng sáp ong. Những thao tác này đã được quy chuẩn quốc tế chấp nhận và hoàn toàn không làm chết các tế bào bên trong của Ngọc bích thiên nhiên.
  2. Ngọc B: Là loại ngọc jadeite chất lượng kém hơn. Sau khi khai thác chúng thường có các khe nứt, vết vỡ chứa các bao thể và tạp chất màu đen, hoặc các bao thể có màu khác. Để loại bỏ các tạp chất này, đầu tiên khối ngọc được ngâm trong axit trong một thời gian dài để các tạp chất bị hoà tan hết, sau đó người ta dùng polymer để hàn gắn các khe nứt đã bị axit ăn mòn đó. Loại ngọc này được gọi là tẩy và hàn gắn bằng polymer hay còn gọi là ngọc được xử lý bề mặt.
  3. Ngọc C: Là loại ngọc mà khi khai thác lên chúng có màu xấu (màu sắc không đồng đều, sắc thái không rõ ràng), người ta đã dùng các chất nhuộm có màu khác nhau để tạo nên màu của sản phẩm.
  4. Ngọc D (C+D): là loại ngọc vừa được tẩy bằng axit để loại bỏ những tạp chất bên trong và nhuộm màu để có màu sắc phù hợp với yêu cầu của thị trường.

 

Những loại đá giống Ngọc

Danh từ Ngọc Bích dùng cho 2 loại ngọc Nephrite và Jadeite có tính chất hóa học khác nhau, chỉ số Phổ hấp thụ (RI) cũng như tỷ trọng hoàn toàn khác nhau.

Tại Châu Á, không quá khó để tìm những “viên đá cứng” được bán dưới tên gọi của Ngọc. Các tên gọi như: “Ngọc mới”, “ Ngọc Hồ Nam”, “ Ngọc Tân Cương”, “Ngọc Hồ Tân” và “Ngọc Hàn Quốc” là các tên gọi của một số loại ngọc khác không phải ngọc bích, cũng như “Ngọc Nam Phi” và “Ngọc Úc”.

Trên thế giới các loại khoáng vật sau đây cũng được gọi là Ngọc: Amazonite, Aventurine, Bowenite, Calcite, Chalcedony, Chrysoprase, Dyed Agate, Dyed Quartz, Emerald, Fluorite, Glass, Green Jasper, Hydrogrossular Garnet, Malachite, Saussurite, Serpertine and Verdite.

Trong các loại khoáng vật giống Ngọc, Mawsitsit tìm thấy ở Miến Điện được coi là giống nhất. Với cấp độ màu từ xanh tới đen. Chỉ số Phổ hấp thụ (RI) của Mawsitsit rơi vào khoảng từ 1.53 đến 1.74 và có tỷ trọng (SG) là 2.77 trong khi ở Ngọc bích Jadeite có RI= 1.66, SG= 3.30 - 3.34, Nephrite (RI+1.62, SG = 2.90 - 3.05)

Home Menu